BIỂN – BỜ

Diễn đàn về Cảng – Đường thuỷ – Thềm lục địa Việt Nam

TRÁI TIM BỖNG CÓ VẤN ĐỀ

Posted by phanbachchau trên 31.03.2011

     Trái tim tự dưng bỗng có vấn đề, phải nhờ các bác sĩ can thiệp ngay để cứu lấy nó.
     Sáng thứ 7, 26/3, ngủ dậy sức khỏe vẫn bình thuờng. 10 giờ, đến siêu thị Big C mua ít thức ăn để chuẩn bị sẵn cho con cháu về thăm ông bà tối thứ 7 và ngày chủ nhật như thường lệ.
      Tầm 10h30, sau khi đã chất đầy giỏ những thứ cần thiết thì thấy ngực đau râm ran. Đứng thở một chốc vẫn không hết đau. Vội ra quầy thanh toán tiền rồi bắt xe về nhà.
     Ngồi trên xe mở ví lấy một viên Adalat ngậm vào mồm theo lời dặn của bác sĩ “vợ” và bạn bè. Vẫn không hết đau. Về đến nhà lục tủ tìm viên An Cung Hoàn để uống, lại không tìm ra.
      Đành gọi điện hỏi vợ.
     Vợ nghe mô tả bệnh vội ra taxi về ngay. Sau một hồi tham vấn qua điện thoại với con gái và các đồng nghiệp ngành y, quyết định phải đưa ngay đến Viện tim mạch Hà Nội để cấp cứu.
     Vào viện, các bác sĩ khẩn trương làm các xét nghiệm máu, siêu âm tim… Kết quả chụp động mạch vành như hình dưới đây.

     Cả mấy nhánh động mạch đều tổn thương, trong đó động mạch liên thất trước (LAD) tắc hoàn toàn, động mạch mũ (Lcx) tắc 90%, động mạch vành phái (RCA) tắc 40%. Bác sĩ Phạm Mạnh Hùng và đồng nghiệp quyết định phải can thiệp ngay.
     Gần 4 giờ bệnh nhân được đưa lên băng ca để vào phòng phẫu thuật. Bác sĩ động viên bệnh nhân cứ bình tĩnh. Bệnh nhân trả lời: bác sĩ cứ yên tâm phẫu thuật, tôi vẫn bình tĩnh chờ xem phẫu thuật.
     Sau khi làm vệ sinh, sát trùng ở khuỷu tay và cả ở bẹn (chắc dự phòng nếu không luồn ống thông qua động mạch “quay” được thì sẽ sử dụng động mạch đùi).
     Bệnh nhân không phải gây mê, gây tê gì. Nằm mở mắt xem các bác sĩ làm việc, cảm nhận được dụng cụ nong mạch vành chầm chậm tiến dần theo mạch máu, đi từ cổ tay lên đến nách. Sau đó nó chui theo đường nào chẳng biết, mặc dù vẫn tỉnh táo.
     Khoảng 1 giờ sau thì ca phẫu thuật kết thúc, Hai stent đã được đật vào vị trí trong động mạch LAD: phía trên là stent BMT2.5x25mm, tiếp theo là stent Cyphir 2.25 x33mm.

Vị trí 2 stent sau khi đã đật vào đúng chỗ
*
Công nghệ y học mới thật là hiện đậi. Đưa hai dị vật vào tim mà bệnh nhân chẳng thấy đâu đớn gì. Nằm lại ở phòng hậu phẩu một ngày chủ nhật để được theo dõi tích cực. Bệnh nhân đông quá. Phải nằm 3-4 người một giường. Lại thêm người nhà theo để chăm sóc. Tối đến, kẻ ho, người rên, kẻ đi vệ sinh ngay tại giường…
     Tối chủ nhật được bệnh viện ưu ái cho lên nằm ở tấng hai, một chiếc giường riêng trong kho thuốc.
     Tại đây, sáng thứ hai, GS.TS Nguyễn Lân Việt, GĐ Viện Tim Mạch VN lại ưu ái ghé vào thăm khám và dặn dò nhân viên những việc cần làm tiếp theo cho bệnh nhân.

GS.TS Nguyễn Lân Việt – GĐ Viện Tim Mạch VN
*

 Tranh thủ lúc GS.TS Nguyễn Lân Việt đang nghe nhịp tim, bệnh nhân mở máy ĐT chụp một tấm hình làm kỷ niệm
*
Ngày cuối cùng trong Viện lại được chuyển sang nằm ở một căn phóng tươm tất hơn, có tủ lạnh, phòng vệ sinh riêng, máy điều hòa, TV.
Người thân, bạn bè kéo đến thăm tấp nập. Cả chú em Phan Bạch Cung, nghe tin ông anh ốm cũng bay vội từ Sài Gòn ra. Những người đến thăm cứ tưởng sẽ nhìn thấy lão bệnh nhân này nằm mê man bất động trên giường bệnh với đủ thứ các đường dây điện, ống nhựa lủng lẳng trên người…. Tất cả đều bất ngờ thấy bệnh nhân vẫn đi lại, chuyện trò như chưa hề có cuộc phẫu thuật con tim.
     Bệnh nhân nói đùa với mọi người rằng, trái tim này không đau mới là chuyện lạ. Bởi lẽ nó quá nhạy cảm trước cái đẹp, cứ rung lên bần bật khi bắt gặp những nụ cười duyên dáng, những giọng nói dịu dàng, những ánh mắt xinh tươi…
     Xuống nhà, ra sân đi dạo và chụp mấy tấm hình.

     Công nghệ y học hiện đại thật là kỳ diệu. Có thể can thiệp vào tận trái tim một cách nhẹ nhàng
      Cám ơn các thầy thuốc ở Viện Tim Mạch Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu và ững dụng thành công công nghệ can thiệp tim mạch này 
     Cám ơn bác sí Phạm Mạnh Hùng và kíp mỗ! 
   Nhân đây, cũng xin giới thiệu cùng mọi người: bác sĩ Phạm Mạnh Hùng từng được phong tặng danh hiệu NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT, là một bác sĩ tài ba của Viện Tim Mạch VN.

Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng – Nhân tài Đất Việt

Ca phẫu thuật đang làm việc
*
Bệnh nhân đông quá phải nằm chung giường (Viện chỉ có 120 giường bệnh, mà phải chũa trị cho 400 bệnh nhân cùng một lúc) Người nhà bệnh nhân tá túc ngoài sân
*
Sáng thứ ba, bác sĩ đến kiểm tra lần cuối và thông báo cho ra viện, một tháng sau đến kiểm tra lại.
    Về đến nhà, bạn bè, hàng xóm kéo đến thăm và chúc mừng tai qua nạn khỏi. Blogger Nguyễn Như Tước vượt mấy chục cây số về thăm, mạng tặng một bó hoa tươi thắm (hình dưới) đầy tình nghĩa bạn bè.

       Để mọi người rút kinh nghiệm, dưới đấy xin giới thiêu một số thông tin về căn bệnh nhồi máu cơ tim này.
     Trái tim con người không chỉ đơn thuần là một bộ phận hoạt động trong cơ thể con người mà còn tồn tại một trái tim thi ca, biết cảm nhận yêu thương. Trái tim là nơi cư ngụ của tâm hồn và cảm xúc.
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 16,5 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới chết do nguyên bệnh tim mạch, mà chủ yếu là do bệnh động mạch vành.
     Tại Việt Nam số người bị mắc bệnh động mạch vành tăng lên nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây. Năm 1997 có 1,2%, đến năm 2003 là 12% và năm 2007 con số bệnh nhân bị mắc động mạch vành tăng lên đến 24%, một con số đáng báo động.
     Năm 1995, ca động mạch vành đầu tiên được Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai chiếu chụp. Năm 1996, ca động mạch vành được tập thể bác sĩ Viện tim mạch “nong” với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài.
     Năm 1997 ca động mạch vành đầu tiên được đặt ống stent tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai với sự cố gắng của tất cả các bác sĩ trong Phòng thông tim và đặc bệt là sự mạnh dạn của những thế hệ giáo sư, bác sĩ đi trước giao việc cho lớp trẻ kế cận để hội nhập nắm bắt được những kĩ thuật tiên tiến.
     Đến cuối những năm 90 đầu năm 2000, biện pháp can thiệp tim mạch được các kíp bác sĩ triển khai thuần thục. Sau đó được ứng dụng đi vào thường quy, mang lại những hiệu quả thành công to lớn trong lĩnh vực tim mạch.
     Khi bệnh nhân bị “tắc” động mạch, thì bằng các đường chọc rất nhỏ qua đường động mạch đùi hoặc qua đường động mạch “quay”, sau đó luồn ống thông đường kính khoảng 2mm, luồn lên trên tim để tìm ra chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc. Sau đó luồn thiết bị như quả bóng để thông cho động mạch rộng ra hoặc đặt ống stent làm như một khung giá đỡ để cho động mạch vành bị hẹp, hay bị tắc được thông suốt.
     Với kĩ thuật này thì tốn rất ít thời gian và mang lại hiệu quả to lớn cho người bệnh. Chẳng hạn người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, thì việc thông động mạch vành đòi hỏi phải chạy đua với thời gian, mở thông động mạch vành càng sớm càng tốt thì mới có cơ hội cứu sống người bệnh.
      Khác với những kĩ thuật thông động mạch vành trước đây là “mổ phanh”, hay dùng thuốc tiêu huyết khối có những hạn chế riêng của nó.
      Bên cạnh đó, nhờ việc thông động mạch vành như vậy thì các thể loại bệnh trước đây không làm gì được ví như bệnh “trên nhồi máu tim cấp” hoặc các thể bệnh động mạch vành khác thì qua việc thông tắc động mạch vành ít nhất mình có thể phát hiện và khẳng định có hay không tắc, hẹp động mạch vành ở thể trạng ra sao để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
       Tuy nhiên, đây là một biện pháp can thiệp ở trình độ công nghệ cao nên chi phí khá tốn kém. Nhưng tính hiệu quả cho cuộc sống của bệnh nhân về lâu dài với chi phí như vậy và mang lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh thì chi phí đó hoàn toàn hợp lí và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các biện pháp can thiệp khác trước đó từng làm. 
     Việc “nong” động mạch vành được ông Gruntzig người Thụy Sĩ, trình bày từ năm 1978, và được giới khoa học y tế đón nhận hồ hởi. Tuy nhiên lúc bấy giờ nhiều người vẫn còn lo ngại. Nhưng trong thực tế kĩ thuật đặt ống stent ở Pháp cũng chỉ được thực hiện từ năm 1984. Sau đó đến cuối những năm 1980, mới phát triển và đi vào thường quy.
     Việc tiếp cận đặt ống stent nong động mạch vành ở Việt Nam muộn nhưng không phải quá chậm so với thế giới. Ví dụ, mặc dù việc điều trị động mạch vành đã trở thành thường quy như vậy, nhưng trong những trường hợp cụ thể như điều trị, can thiệp cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thì các nước phát triển đến năm 2000 mới triển khai thường quy, lúc này ở Việt Nam việc điều trị đó cũng bắt đầu được triển khai như vậy.
     Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, sự phát triển trong việc điều trị động mạch vành cho người bệnh, chúng ta được kế thừa và được sự giúp đỡ rất nhiều của bạn bè các nhà khoa học trên thế giới. Nhất là khi các thầy thuốc Việt Nam bắt đầu tiến hành cho việc áp dụng điều trị bệnh nhân động mạch vành bằng phương pháp stent đã được các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới chỉ dạy tận tình theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.
      Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hùng, hiện nay kĩ thuật đặt ống stent điều trị bệnh động mạch vành được triển khai khá rộng rãi ở Việt Nam. Từ những năm 1998 – 1999, khi mà Trung tâm Tim mạch thuộc viện Bạch Mai ra đời cùng với một Trung tâm Tim mạch của Viện 108 thực hiện việc đặt ống stent thì hiện nay cả nước có 26 Trung tâm và hầu hết các vùng miền đều đang phát triển rất mạnh cho việc điều trị bệnh động mạch vành như vậy. Và các con số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh động mạch vành theo phương pháp kĩ thuật can thiệp bằng ống thông tăng lên nhanh chóng.
     Ví dụ, những năm đầu tiên thực hiện việc đặt ống thông điều trị cho bệnh nhân động mạch vành, tính cả nước số lượng bệnh nhân đó chưa đến con số một trăm. Nhưng theo thống kê năm 2009, số lượng bệnh nhân khám và điều trị bệnh động mạch vành khoảng 5 nghìn người, trong đó khoảng 3000 bệnh nhân dùng phương pháp đặt ống stent thành công và sự thành công trong việc điều trị bệnh nhân động mạch vành bằng phương pháp kĩ thuật đặt ống thông sẽ ngày càng thành công hơn nữa.
*
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ƯU VIỆT NHẤT HIỆN NAY
     Tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim đều được đặt trong tình trạng cấp cứu, do vậy sự lựa chọn phương pháp điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) nên được quyết định bởi các bác sĩ ở Khoa cấp cứu cùng phối hợp với các bác sĩ tim mạch dựa theo các phác đồ cấp cứu tim mạch.
     Nếu ở các bệnh viện không có kỹ năng can thiệp tim mạch, cần cho bệnh nhân chuyển đến bệnh viện có khả năng tái tưới máu cơ học cấp cứu gần nhất. Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân cần có nhân viên y tế được đào tạo về cấp cứu tim mạch đi cùng, với các phương tiện cấp cứu cơ bản, bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp khi tình trạng bệnh nhân đã được sơ cứu tương đối ổn định.
     Các biện pháp chung cho mọi bệnh nhân NMCTC bao gồm: Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường; thở ôxy; dùng thuốc giảm đau (morphin sulphat), dùng thuốc giãn động mạch vành (ĐMV) như nitroglycerin ngậm dưới lưỡi, hoặc natispray xịt dưới lưỡi; cho ngay thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: aspirin, ticlopidin, hoặc clopidogrel (nếu không có chống chỉ định); thuốc chống đông: heparin thường hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp; thuốc chẹn bêta giao cảm (nếu không có các chống chỉ định); thuốc ức chế men chuyển: nên cho sớm và bắt đầu liều nhỏ (trong vòng 24 giờ đầu).
    Chế độ dinh dưỡng: ăn nhẹ, tránh táo bón, chế độ ăn đủ năng lượng ít cholesterol và muối. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu ngay cho bệnh nhân NMCTC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian đến viện, tình trạng bệnh nhân, điều kiện trang thiết bị và trình độ của cơ sở y tế.
      Có 3 biện pháp điều trị tái tưới máu:
      – Điều trị tái tưới máu ĐMV bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu không có chống chỉ định, nên sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực trong vòng 12 giờ kể từ lúc khởi phát, có kèm theo biểu hiện đoạn ST chênh lên (1mm ở ít nhất hai chuyển đoạn ngoại vi, 2mm ở hai chuyển đạo liên tiếp trước tim) và/hoặc biểu hiện blốc nhánh trái mới trên điện tim đồ. Muốn đạt hiệu quả tối ưu, phải dùng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt dựa trên những tiêu chuẩn về điện tim mà không cần đợi các kết quả về men tim. Các thuốc tiêu sợi huyết hiện nay được chia làm 2 loại: chọn lọc với fibrin và ít chọn lọc với fibrin. Những thuốc không hoặc ít chọn lọc với fibrin như reteplase (r-PA), hay streptokinase (SK) sẽ hoạt hoá plasminogen cho dù plasminogen đã gắn với fibrin trong cục đông hay còn tự do lưu hành trong máu, vì thế các thuốc này sẽ tạo ra tình trạng tiêu sợi huyết toàn thể. Các thuốc chọn lọc với fibrin là những chất hoạt hoá plasminogen ở mô (t-PAs) như alteplase, duteplase hay staphylokinase, sẽ hoạt hoá plasminogen gắn với fibrin chủ yếu trên bề mặt của cục đông. Nhờ cơ chế này, các thuốc chọn lọc với fibrin tạo ra hiệu quả tiêu đông mà không gây ra tình trạng tiêu đông hệ thống. Các chống chỉ định tuyệt đối dùng thuốc tiêu sợi huyết bao gồm: tiền sử xuất huyết não; dị dạng mạch não (dị dạng động tĩnh mạch), khối u ác tính nội sọ (tiên phát hoặc di căn); mới bị đột quỵ thiếu máu não trong vòng 3 tháng (loại trừ mới bị đột quị thiếu máu não cấp trong vòng 3 giờ); nghi ngờ bóc tách động mạch chủ; chảy máu đang hoạt động hay chảy máu nội tạng (bao gồm cả kinh nguyệt); bị chấn thương nặng vùng gần đầu hay vùng mặt trong vòng 3 tháng. Các chống chỉ định tương đối bao gồm: tiền sử tăng huyết áp (THA) nặng, không được kiểm soát tốt trị số huyết áp (HA); THA nặng chưa được kiểm soát khi nhập viện (HA tâm thu trên 180mmHg hoặc HA tâm trương trên 110mmHg); tiền sử đột quỵ thiếu máu não trên 3 tháng; hồi sức tim phổi gây chấn thương hay kéo dài trên 10 phút hay mới phẫu thuật lớn dưới 3 tuần; mới bị chảy máu trong (trong vòng 2-4 tuần); chọc động mạch tại vị trí không ép được; với thuốc tiêu sợi huyết streptokinase hay anistreplase: mới dùng thuốc ( trên 5 ngày) hay có tiền sử dị ứng với các thuốc này; đang mang thai; loét dạ dày đang hoạt động; đang sử dụng thuốc chống đông.
     – Can thiệp ĐMV thì đầu tiên cho các bệnh nhân NMCTC có đoạn ST chênh lên hoặc blốc nhánh trái mới trên điện tim, khi có thể tiến hành can thiệp ĐMV trong vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát đau ngực, nếu có thể nên thực hiện nhanh chóng (trong vòng 90 phút kể từ khi đến viện) bởi những bác sĩ tim mạch can thiệp có kinh nghiệm tại những trung tâm tim mạch. – Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành cấp cứu: nên được tiến hành trong các tình huống sau: can thiệp ĐMV qua da thất bại hoặc huyết động không ổn định ở các bệnh nhân có giải phẫu ĐMV phù hợp bắc cầu nối; tại thời điểm phẫu thuật sửa chữa xuất hiện các biến chứng cơ học như vỡ vách liên thất hay hở hai lá nhiều; có rối loạn nhịp thất trầm trọng đe dọa tính mạng người bệnh với tổn thương > 50% thân chung ĐMV trái hay tổn thương cả 3 thân ĐMV. Phòng bệnh tránh tái phát như thế nào? Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, ăn ít cholesterol, hạn chế mỡ, muối…, điều trị một số bệnh có liên quan như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… và tiếp tục sử dụng lâu dài một số thuốc đặc hiệu là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa NMCT tái phát. Tóm lại: Đối với NMCTC có đoạn ST chênh lên thì tiêu sợi huyết vẫn là chiến lược điều trị chuẩn mực cho các bệnh nhân đến viện sớm và không có chống chỉ định, đặc biệt ở các cơ sở y tế chưa có khả năng can thiệp ĐMV qua da cấp cứu. Tuy nhiên, tái tưới máu bằng can thiệp ĐMV qua da có tiên lượng tốt hơn đặc biệt là ở những trung tâm tim mạch can thiệp lớn có nhiều kinh nghiệm. Lựa chọn chiến lược điều trị tái tưới máu không chỉ liên quan đến những tiêu chí khoa học mà còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trang bị máy móc và khả năng của cơ sở y tế. Cuối cùng, tất cả bệnh nhân NMCTC phải được tư vấn kỹ lưỡng để thay đổi lối sống và điều trị các yếu tố nguy cơ. Đa số bệnh nhân phải dùng lâu dài các thuốc aspirin, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc statin và một thuốc ức chế men chuyển.

Posted in Chưa phân loại | Leave a Comment »

VAPO TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG MỚI

Posted by phanbachchau trên 07.12.2009

  Ngày 5/12/2009, tại Hà Nội, Hội Cảng – Đường thuỷ – Thềm lục địa Việt Nam đã tiến hành Đại Hội lần thứ IV, kết thúc nhiệm kỳ III (2004 – 2009).  

            Tham dự Đại hội có trên một trăm đại biểu, gồm các uỷ viên Ban chấp hành khoá III, các hội viên cá nhân và đại diện các hội viên tập thể của Hội.

            Đến dự Đại hội còn có các vị khách mời thay mặt cho lãnh đạo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ, các hội chuyên ngành thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí.

            Sau lời khai mạc của Chủ tịch Hội Phạm Thế Minh, Đại hội đã nghe và thảo luận Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III và phương hướng hoạt động Hội nhiệm kỳ IV do Tổng thư ký Hội Nguyễn Ngọc Hải trình bày, Báo cáo kiểm tra và Báo cáo tài chính do Trưởng ban Kiểm tra Trần Nguyên trình bày.

            Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội khoá IV, gồm 85 thành viên, bầu Chủ tịch và Trưởng ban kiểm tra.

            Sau hai khoá đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội, ông Phạm Thế Minh đã đề đạt nguyện vọng xin thôi giữ chức vụ này do điều kiện tuổi tác và sức khoẻ. Đại hội đã bầu ông Trần Doãn Thọ, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ IV: 2009 – 2014. Đại hội cũng đã bầu ông Trần Nguyên tiếp tục giữ chức Trưởng ban Kiểm tra trong nhiệm kỳ IV.

             Đại hội cũng làm lễ trao bằng khen của Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho 3 hội viên tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hôị nhiệm kỳ III: 1) Center VAPO. 2) PORTCOAST, và 3) VINAWACO; trao tặng kỷ niệm chương vinh danh “Vì sự nghiệp Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việt nam” cho 22 cá nhân và 4 tập thể .
            Chiều cùng ngày, Ban chấp hành khoá IV đã tiến hành kỳ họp đầu tiên, bàn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010. Chủ tịch Hội khoá III Phạm Thế Minh đã bàn giao nhiệm vụ cho Tân Chủ tịch Trần Doãn Thọ.

            Các văn kiện Đại hội sẽ được đăng trên tạp chí Biển & Bờ số 1+2/2010 và đưa lên trang Biển & Bờ online trong các entry sau.

            Dưới đây là một số hình ảnh tại Đại hội trong ngày 5/12/2009:



Trong hội trường Đại hội
*

Chủ tịch Phạm Thế Minh đọc diễn văn khai mạc Đại hội
*

Tổng thư ký Nguyễn Ngọc Hải trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III và phương hường hoạt động
Hội nhiệm kỳ IV
*

Hàng đâu, từ trái sang: Thứ trưởng Bộ GTVT Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội XDVN Trần Ngọc Hùng
*

*

Ông Trần Thu Tâm, Bộ môn cảng – Đại học Bách Khoa HCM
*

Phó Tổng Giám đốc Vinalinne Lê Triêu Thanh
*

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó tổng giám đốc PMU 18
*

Ông Nguyễn Cao Lục, Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ
*

PGS, TS Hoàng Xuân Nhuận
*

KSCC Đặng Quang Liên
*

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Khoa Công trình, Đại học Hàng hải (Hải Phòng)
*

Ông Phạm Minh Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
*

Ông Trần Nguyên, Trưởng ban Kiểm tra
*

Thứ trưởng Bộ GTVT Trần Doãn Thọ
*

Ông  Nguyễn Văn Lộc, PORTCOAST
*

Ông Nguyễn Mạnh Ứng, thay mặt Thư ký đoàn đọc bản dự thảo Nghị quyết của Đại hội IV
*

Khen thưởng các hội viên tập thể
*

Khen thưởng các hội viên
*

Trao tặng kỷ niệm chương của Hội cho các lãnh đạo Tổng hội XDVN
*

Trao tặng kỷ niệm chương của hội cho đại diện các hội viên tập thể xuất sắc
*

Trao tặng kỷ niệm chương của hội chó các hội viên
*

Ông Lê Mạnh Hùng trao tặng phẩm cho Chủ tịch Hội Phạm Thế Minh
*

Chủ tịch Tổng Hội XDVN Trần Ngọc Hùng phát biểu chào mừng thành công của Đại hội
*

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng chảo mững thành công của Đại hội
*

Kỳ họp thứ 1 Ban chấp hành khóa IV
*

Họp Ban chấp hành
*

Ông Trần Doãn Thọ, Chủ tịch Hội khóa IV
*

Ông Phạm Thế Minh (bên trái), Chủ tich Hội khóa III hân hoan phấn khởi sau khi bàn giao nhiệm vụ cho
Tân chủ tịch Hội khóa IV Trần Doãn Thọ (bên phải)

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHÀ BÁO ĐẶNG NGỌC KHOA

Posted by phanbachchau trên 04.12.2009

  Nhà báo Đặng Ngọc Khoa, phóng viên Báo Thanh Niên, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP Đà Nẵng.
Sinh ngày 10.8.1957 (năm Đinh Dậu)
Quê quán: Thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Sau thời gian lâm bệnh nặng, đã từ trần lúc 15 giờ 40 ngày 2.12.2009 tại nhà riêng, tổ 21 phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Hưởng dương: 53 tuổi.
Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ ngày 4.12.2009 tại tư gia. Lễ truy điệu và di quan lúc: 11 giờ 30 ngày 6.12.2009. An táng cùng ngày tại nghĩa trang gia tộc, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. 
 
           Hơn 3 tháng trước, gia đình và bạn bè đã bàng hoàng biết hung tin: Đặng Ngọc Khoa bị ung thư giai đoạn cuối.          Nhưng chính Đặng Ngọc Khoa thì bình tĩnh, bình tĩnh một cách đáng kinh ngạc, vẫn đều đặn viết bài đăng báo, vẫn tiếp tục gom góp tiền làm học bổng cho trẻ em nghèo, gửi đến cứu giúp bà con hoạn nạn trong bão lũ.

          Đặng Ngọc Khoa suốt ngày đi lo cho người khác, lại quá vô tình với bản thân, đến phiên mình nằm xuống thì không còn ai có thể cứu được.
         Hơn mười năm lặn lội trên các nẻo đường đông và tây Nam Bộ, lại về Đà Nẵng tiếp tục lặn lội trên các nẻo đường miền Trung hơn 7 năm qua, Đặng Ngọc Khoa đã để lại những phóng sự nóng hổi trên các trang Báo Thanh Niên. Làm bạn với người tốt, xa lánh kẻ xấu, chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh. Từ những bài viết của Đặng Ngọc Khoa, đã có nhiều oan trái được phân minh, đã có biết bao số phận ngặt nghèo được cứu giúp. Khi ở Đồng Nai, Đặng Ngọc Khoa khởi xướng xây dựng một trường tình thương cho trẻ em bất hạnh, mang tên “Trường Tích Thiện”, tồn tại cho đến bây giờ. Cái trường đầy ý nghĩa đó ra đời từ phóng sự Những đứa trẻ trong rừng cao su của Đặng Ngọc Khoa đăng trên Thanh Niên.

          Trên blog của Đặng Ngọc Khoa (khoavietnam.vnweblogs.com) ngày 12.11.2009 mới đây vẫn còn cập nhật những khoản tiền cứu trợ mà Đặng Ngọc Khoa và bạn hữu đã quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ ở xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam), gửi tiền giúp chị Nguyễn Thị Nhung có chồng bị chết cóng đêm lũ về Phú Yên trong cơn bão số 11… Mấy năm nay chính Đặng Ngọc Khoa đã âm thầm cùng bạn bè tích góp giúp dân ở vùng rốn lũ thôn 7 Đại Cường  8 căn nhà gác chạy lũ và giúp đỡ nhiều người cơ cực vượt qua hiểm nghèo.  Bởi vậy mà Đặng Ngọc Khoa theo dõi chăm chú nhất “đường đi nước bước” của từng cơn bão, từng trận lũ. Diễn biến bão được Đặng Ngọc Khoa cập nhật từng giờ từng phút trên blog của mình từ những dự báo trong nước và thế giới.

          Gần 20 năm làm Báo Thanh Niên, Đặng Ngọc Khoa là một trong số ít những nhà báo có khả năng viết đủ mọi đề tài, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến hôn nhân gia đình, văn chương nghệ thuật, thể thao. Cái gì Đặng Ngọc Khoa cũng viết một cách chuyên nghiệp, cái gì Đặng Ngọc Khoa cũng viết bằng một tấm lòng trong trẻo và thái độ nhất quán. Đọc những bài viết của Đặng Ngọc Khoa, người ta tin vào những điều tốt đẹp. 
          Tôi chưa gặp mặt Đặng Ngọc Khoa, chỉ biết Đặng Ngọc Khoa qua blog. Nhưng qua những comment Đặng Ngọc Khoa gửi đến các bài viết trên trang bienvabo.vnweblogs.com người đọc cảm nhận được một tâm hồn đầy nhân ái, quan tâm đến mọi vẫn đề về thân phận con người. Đặng Ngọc Khoa  là một bạn đọc thường xuyên và gửi comment khá đều lên các entry của tạp chí Biển & Bờ online. Comment cuối cùng Đặng Ngọc Khoa gửi đến bienvabo cách đây một tháng rưỡi, lúc 7h30 ngày 16/10/2009, nghĩa là lúc cơn đau đang dày xéo cơ thể anh. Trong comment này anh nhắc đến cơn bão Parma và trăn trở về vấn đề dự báo bão. 
          Tạp chí Biển & Bờ số tháng 11+12/2009 vừa mới in xong, chưa kịp phát hành, có in lại bài thơ “Thoát bão” của Đặng Ngọc Khoa, với những câu thơ như một định mệnh mà anh đã dự báo:
               Làm sao thoát
               Những cơn đau
               Không màu
               Không vị
               Những trường gió
               Nhiệt đới nóng
               Nghịch chiều
          Thế mà Đặng Ngọc Khoa đã ra đi! Đau xót quá!
          Xin được gửi đến gia đình Đặng Ngọc Khoa lời chia buồn sâu sắc. Cầu mong linh hồn anh sớm được siêu thoát miền cực lạc!
 *
Phan Bạch Châu
&
Tạp chí Biển & Bờ

XIN ĐỪNG NHỎ LỆ
TRƯỚC MỘ TÔI
 DO NOT STAND AT MY
GRAVE AND WEEP

Phan Bạch Châu (dịch)   

Mary Fyye
 Xin đừng nhỏ lệ trước mộ tôi
Tôi đâu có ngủ, tôi đi rồi
Tôi là ngàn gió vi vu lướt

Là ánh kim cương trên tuyết rơi
.
 Do not stand at my grave and weep
I am not there, I do not sleep
I am the thousand winds that blow
I am the diamond glint on snow.
.
Trên đồng lúa chín tôi là nắng
Là khoảng trời thu lất phất mưa
Là ánh sao mai lung linh sáng
Khi người bắt gặp ánh bình minh
.
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn rain
I am the shining star at night
When you awake to the morning light.
.
Tôi nghỉ ngơi, hết một kiếp người
Hoàng hôn buông xuống đó là tôi
Là đám mây bay nhanh về núi
Nhìn thế gian yêu quí tột vời
.
 My time has come, I am rest
I am the sunset in the west
I am the clouds that race above
Where I wash over those I love.
.
Xin đừng đứng khóc trước mộ tôi
Tôi đâu có chết, tôi đi rồi
Xin lắng nghe đây lời tôi nói:
Tôi là tình yêu dõi theo người
Do not stand at my grave and cry
I am not there, I do not die
So hear these words that here I say:
I am the love that guides your way

 

Trên tay tôi là chiếc “đồng hồ mã vạch” của BV Chợ Rẫy.
Bệnh viện bó tay, tôi quyết không buông tay! Don’t cry for me! (KVN)

Đây là một trong những hình ảnh cuối cùng của Đặng Anh Khoa trong google album của anh (tháng 8. 2009) với những lời tựa ảnh của chính anh. Ai mà không rơi nước mắt khi đọc những câu này, nhất là hôm nay khi anh đã ra đi.
Tiễn anh về với cõi vĩnh hằng, bạn bè ai cũng thương tiếc và cảm phục anh, một trái tim vàng với bạn bè, với đồng bào nghèo bất hạnh (Hoài Vân)

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM VỚI BỘ MÔN CẢNG ĐƯỜNG THỦY – 20/10/2009

Posted by phanbachchau trên 21.11.2009


Tư trái sang: Nguyễn Hữu Đẩu, Trần Văn Dung, Phan Bạch Châu, Nguyễn Văn Phúc,
Nguyễn Ngọc Hải

*
          Hôm nay, 20/10/2009, Bộ môn Cảng – Đường thủy – Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức buổi gặp mặt Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đông đảo các thế hệ thầy cô đã từng tham gia giảng dạy ở Bộ môn đã có cuộc gặp mặt thân tình và vui vẻ. Các khóa sinh viên của trường cũng mang những lẵng hoa tươi thắm đến chúc mừng các thầy cô. 
          Đến dự còn có khách mời, đại diện các cơ quan, doanh nghệp có quan hệ gắn bó với bộ môn trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học – công nghệ. 
          Dưới đây là một vài hình ảnh ghi lại những gương mặt các nhà giáo, các nhà khoa học từng gắn bó trong nhiều năm vì sự nghiệp phát triển của ngành cảng – đường thủy – thềm lục địa Việt Nam.

*

 

Gặp mặt tại Văn phòng Bộ môn
*

Gặp mặt tại Văn phòng Bộ môn
*

Gặp mặt tại Văn phòng Bộ môn
*

Gặp mặt tại Văn phòng Bộ môn
*

Gặp mặt tại Văn phòng Bộ môn
*

Liên hoan tại Nhà hàng Thành Lộc
*

Liên hoan tại Nhà hàng Thành Lộc
*

Liên hoan tại Nhà hàng Thành Lộc
*

Liên hoan tại Nhà hàng Thành Lộc
*

Liên hoan tại Nhà hàng Thành Lộc

 

 

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »

LOẠI NHIÊN LIỆU XANH NHẤT – Brios Deil và Jorj Xiuber

Posted by phanbachchau trên 13.11.2009

   Các nhà khoa học sẽ biến phế thải nông ngiệp, gỗ và các loại cỏ mọc nhanh thành nhiều loại nhiên liệu sinh học, có thể dùng cả cho các động cơ phản lực. Nhưng trước khi chiếm lĩnh thị trường, nhiên liệu sinh học thế hệ mới phải vượt qua cuộc cạnh tranh với dầu mỏ.

 

Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai sản xuất ra từ các thành phần không làm thực phẩm được của thực vật – một lựa chọn thay thế cho dầu mỏ, hấp dẫn về mặt sinh thái học và khả thi về kỹ thuật trong một thời hạn không xa. Thành phần chính của nhiên liệu sinh học này là “grassolin” sẽ được sản xuất từ các phế thải nông nghiệp, chẳng hạn như thân cây ngô và các thực vật năng lượng sinh trưởng nhanh, cũng như các phế liệu từ gỗ.

Hoa Kỳ có thể canh tác một lượng nguyên liệu như vậy đủ để thay thế một nửa số dầu mỏ cần dùng, mà không làm ảnh hưởng gì đến các nguồn thực phẩm.

Mỗi năm trôi qua người ta càng thấy rõ rằng Hoa Kỳ cần được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ – sự lệ thuộc dẫn đến mối đe doạ an toàn dân tộc, kinh tế và sinh thái của đất nước. Bởi lẽ loài người không có ý định từ bỏ vận tải, cần thiết phải tìm một phương pháp mới nào đó để vận hành các phương tiện vận tải của thế giới. Các loại nhiên liệu sinh học từ xeluloz – nhiên liệu lỏng từ các bộ phận không dùng làm thực phẩm được của thực vật – đang mở ra cho chúng ta con đường đến với ý tưởng hấp dẫn về mặt sinh thái học và khả thi về kỹ thuật để thay thế dầu mỏ trong một thời gian ngắn nhất.

Nhiên liệu sinh học có thể được sản xuất ra từ mọi thứ hiện là cây cỏ hoặc có nguồn gốc cây cỏ. Nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu thế hệ thứ nhất là bột thực vật, mà trước hết là ngô và đậu nành (Hoa Kỳ) hoặc bã mía (Brazil). Tất cả đều là những phương pháp dễ sử dụng nhất để nhận được nhiên liệu sinh học, còn công nghệ chế biến các nguyên liệu đó thành nhiên liệu đã được sử dụng thành công – hiện nay ở Hoa Kỳ có 180 nhà máy chế biến ngô thành etanol đang hoạt động. Mặc dù vậy nhiên liệu lỏng thế hệ thứ nhất không thể xem là giải pháp cuối cùng của vấn đề, bởi lẽ không thể có được một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp có thể đáp ứng trên 10% nhu cầu của các nước phát triển về nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất. Việc tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sẽ làm tăng giá cả trong chăn nuôi gia súc, và do đó làm tăng giá thành thực phẩm – nhưng cao hơn nhiều so với mức độ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã loan báo năm ngoái. Tuy nhiên sau khi đánh giá toàn bộ lượng chất gây ô nhiễm thải vào khí quyển trong quá trình trồng trọt, thu hoạch và chế biến ngô người ta thấy rõ rằng nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất hoàn toàn không phải là vô hại như chúng ta mong muốn.

Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai sản xuất ra từ vật liệu xeluloz với tên gọi “grassoline” (từ chữ grass – “cỏ” và gasoline – “xăng”) không kèm theo những nhược điểm trên. Nó có thể được sản xuất ra từ hàng chục, hoặc hàng trăm các chất khác nhau: từ các phế liệu gỗ ở dạng mạt cưa và đầu thừa đuôi thẹo của kết cấu gỗ, cho đến các phế thải nông nghiệp như thân cây ngô và rơm rạ, thậm chí là cả “thực vật năng lượng” – các loài cỏ phát triển nhanh, các loại cây được trồng chuyên dùng làm nguyên liệu đầu vào. Giá thành nguyên liệu loại này không cao (40 – 50$ cho một đương lượng baren dầu mỏ). Nguyên liệu này dư dật và không có liên quan gì đến sản xuất thực phẩm. Phần lớn những thực vật năng lượng này có thể phát triển trên các vùng đất thảo nguyên, không dùng làm đất nông nghiệp.

Một số loại cây này, trong đó có liễu non, có khả năng cải tạo đất bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc kim loại nặng. Để thu được nhiên liệu sinh học có thể chuẩn bị sẵn một lượng lớn nguyên liệu sinh học xeluloz. Theo các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, hàng năm có thể sản xuất 1,3 tỷ tấn nguyên liệu sinh học xeluloz khô, mà không làm giảm các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và xuất khẩu. Lượng nguyên liệu sinh học này đủ để sản xuất ra trên 100 tỷ galon (454,5 triệu tấn) grassolin mỗi năm – bằng khoảng một nửa nhu cầu hàng năm hiện nay của Hoa Kỳ về nhiên liệu xăng và dầu

Theo một số đánh giá tương tự, trữ lượng lớn nguyên liệu sinh học xeluloz có năng lượng tương đương 34 – 160 tỷ baren dầu mỗi năm, lớn hơn nhu cầu hàng năm 30 tỷ baren dầu mỏ hiện nay của thế giới. Nguyên liệu sinh học xeluloz có thể dùng để chế biến thành bất kỳ loại nhiên liệu nào – etalon, xăng thông thường, nhiên liệu cho động cơ diêzen và cả cho động cơ phản lực.

Dù rằng, cũng như trước đây, các nhà chuyên môn thực hiện quá trình lên men hạt ngô dễ dàng hơn nhiều so với việc bóc tách các sợi seluloz bền chắc, nhưng gần đây đã thu được những kết quả quan trọng. Nhờ sử dụng những thiết bị công suất lớn, chẳng hạn như mô hình tính toán hoá – lượng tử, các kỷ sư hoá học đã tạo dựng ra các cấu trúc có khả năng điều khiển các phản ứng hoá học ở cấp độ nguyên tử. Theo các tính toán nhanh các nhà khoa học đang nghên cứu khả năng sử dụng công nghệ biến hoán nguyên liệu sinh học thực vật trong điều kiện công nghiệp.

Đây là vấn đề về một lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ, nhưng hiện tại đã có hàng loạt các thiết bị thử nghiệm đang hoạt động, còn các xí nghiệp đầu tiên sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai để đưa ra thị trường sẽ được hoàn thành xây dựng vào năm 2011. Thời đại của nhiên liệu sinh học grassolin có thể chẳng còn bao xa.

 

Phan Bạch Châu

Theo: http://www.sciam.ru/article/5441/

 

Viết bởi bienvabo, 12 November 2009 15:59 | NHÌN RA THẾ GIỚI | Góp ý (2) | Đường dẫn cố định | Trackbacks (0) | Bản inBản in

góp ý
Gửi anh Hoàng Xuân Nhuận, | PHAN BẠCH CHÂU | 13/11/2009 14:20 | Trả lời

Không biết ở nước mình có tìm ra được những con người đủ thông thái để hoạch định chính sách không? Đất nước muốn phát triển bền vững phải đón đầu tiếp thu và khai thác những thành tựu mới.
Nếu chỉ chạy theo đuôi, tiếp nhận những công nghệ cũ kỹ, lỗi thời của các nước phát triển thải ra thì chỉ đánh lừa dân đen bằng những chỉ số tăng trưởng trên các báo cáo trước quốc hội. Còn những tai họa, ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên do các nhà máy đóng tàu, các đập thủy điện, các mỏ bauxite, mỏ than, nhà máy điện hạt nhân… thì con cháu sẽ lãnh đủ…

Thich qua | Hoàng Xuân Nhuận | 13/11/2009 12:39 | Trả lời

Mong sao các nhà lập chính sách đọc bài này. Hóa ra là các châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa mà còn là mỏ nhiên liệu Bio gì đó nữa.

Mong sao VN mình 100% không cần đến dầu mỏ, khí than và nông dân có cuộc sống khấm khá hơn. Thích quá đi mất

Posted in Nhìn ra thế giới | Leave a Comment »

BÃO SỐ 11 GIẢM CẤP NHƯNG VÂN NGUY HIỂM

Posted by phanbachchau trên 02.11.2009

   – Vào đến đất liền, bão số 11 suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, nó vẫn gây mưa lớn diện rộng. Các tỉnh miền Trung và TPHCM đang khẩn trương triển khai các công tác phòng chống lụt bão

 

 


Chiều tối 2/11 bão số 11 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (Ảnh: TTKTTVTW)

 

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: đã kêu gọi 120 tàu cá đang đánh bắt xa bờ tìm nơi neo đậu an toàn. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Thuận đã bắn pháo hiệu và sử dụng các phương tiện liên lạc để kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi tránh bão…

 

 

Tại các địa phương bị thiệt hại nặng do bão số 9 vừa qua như Quảng Ngãi, ngoài công tác đôn đốc người dân tự giằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, chính quyền đã lên phương án chuẩn bị sẵn nơi sơ tán dân tại các địa điểm kiên cố như trụ sở thôn, trạm xá, trụ sở ủy ban xã, trường học… 

 

 

Đến 16 giờ ngày 1/11, tỉnh Bình Định đã gần hoàn tất công việc chống bão, chuẩn bị các phương án ứng phó trước mọi tình huống.

 

 

Ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã vận động nhân dân chằng chống nhà cửa; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng di dời các hộ dân sinh sống ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; Bên cạnh đó, kêu gọi ngư dân khẩn trương di chuyển tàu thuyền tìm nơi, trú ẩn an toàn…

 

 

Đến 17h cùng ngày, có 3.250 tàu cá của ngư dân Bình Định đánh bắt thuỷ hải sản tại các ngư trường đã nhận được thông tin về cơn bão số 11, trong đó có 1.383 tàu đã vào bờ.

 

 

Trước tổ hợp bất lợi bão – lũ – triều có thể xảy ra khi cơn bão số 11 đổ bộ vào đất liền, chiều 1/11, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TPHCM đề nghị đơn vị quản lý hồ Dầu Tiếng xả lũ hợp lý để hạn chế thiệt hại.

 

 

 

Cơn bão số 11 nhiều khả năng gây mưa lớn ở thượng nguồn làm tăng lưu lượng nước về hồ Dầu Tiếng. Nếu không có phương án chuẩn bị, đến thời điểm bão vào, triều lên mà hồ xả lũ thì sẽ gây thiệt hại rất nặng nề.  

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, dự báo tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) từ ngày 2 đến ngày 5/11, mực nước đỉnh triều có khả năng dao động từ 1,42 m đến 1,50 m, đạt mức báo động cấp III.

 

 

 

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão yêu cầu phải hạn chế xả lũ trong thời gian TPHCM có triều cường lên cao nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho vùng hạ du.

 

 

 

Trước đó, sáng 1/11, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín cũng chỉ đạo các ban ngành, cơ quan chức năng TPHCM khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp phòng, tránh, ứng phó bão số 11 kết hợp với triều cường, xả lũ.

 

 

 

Chiều cùng ngày, trong số 111 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ do TP quản lý vẫn còn 19 chiếc đang hoạt động trên biển với tổng số thuyền viên là 138 người. 

 

 

 

Trong số 19 tàu trên, hiện đã có 7 tàu neo đậu tại bờ biển Vũng Tàu, 1 tàu của Tổng Công ty Hải sản Biển Đông đang đậu ở đảo Đá Tây (Trường Sa), 4 chiếc đang trên đường về cảng Vũng Tàu.

 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ: Hồi 19 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên khoảng 480 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

 

 

Đến khoảng 7 giờ sáng 2/11, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa khoảng 200 km về phía Đông, sức gió không giảm cấp.

 

 

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, khi vào đến đất liền thì suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

 

 

Đến 19 giờ ngày 2/11, tâm áp thấp sẽ nằm trên địa phận các tỉnh Bình Định – Ninh Thuận và Nam Tây Nguyên.

 

 

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hoà có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội.

 

 

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hoà cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao 2 – 4 mét. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thanh Trầm – Tùng Nguyên – Hà Khê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »

ĐỐI PHÓ VỚI BÃO SỖ 11: DI DÂN TRƯỚC 24h ĐÊM NAY

Posted by phanbachchau trên 01.11.2009

    – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chiều 31/10 đã gửi công điện khẩn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương… chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão Mirinae (bão số 11) trong đó đáng chú ý là việc phải di dời dân trước 24h ngày hôm nay 1/11.

(

Bão số 11 đã vào biển Đông, tiếp tục đi sâu vào đất liền sẽ gây mưa lớn từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với bão đang được triển khai tại nhiều địa phương.   Theo thông báo từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ: Hồi 16h ngày 31/10, vị trí tâm bão vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.   Bão số 11 gây mưa lớn tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.   Dự báo đến 16h ngày 1/11, vị trí tâm bão vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc, 113,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa khoảng 410 km về phía Đông.   Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.   Do ảnh hưởng của bão, vùng biển khu vực Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.   Từ tối và đêm 1/11 vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình thuận có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.   Chiều 31/10, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện trước khi bão vào đất liền để thực hiện việc sơ tán dân.   Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề mưa to được dự báo ở các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Việc điều hành các hồ chứa chặt chẽ theo quy trình quy định, phân tích và cập nhật đầy đủ các thông tin, dự báo để thực hiện điều tiết nước hiệu quả cho hạ du.   Cùng đó, các địa phương từ Bình Định đến Ninh Thuận sẵn sàng thực hiện lệnh cấm ra biển, kiểm tra liên tục, chặt chẽ, sơ tán dân ở vùng ven, khu vực hiểm yếu, cấm đò ngang, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa.   Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ có chức năng thành lập các đoàn đi các tỉnh Phú Yên và Bình Thuận để phối hợp, chỉ đạo công tác phòng chống bão tại khu vực. Đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra quy trình, đánh giá tình hình và quyết định điều tiết nước tại các hồ chứa trước và trong bão.   Theo báo cáo, đến chiều nay Bộ đội Biên phòng các tỉnh trên tuyến biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã phối hợp với chính quyền địa phương, hướng dẫn gần 5.000 tàu đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão số 11 để chủ động phòng tránh.   Theo tinh thần công điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND các tỉnh nằm trong vùng dự báo bão đổ bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận huy động nhân dân triển khai ngay việc chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện… phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện việc di dời những hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm (ven biển, vùng cửa sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất).  

TPHCM: Triển khai phòng, tránh bão đổ bộ trực tiếp

 

Dự kiến bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Nam Bộ, trong đó có TPHCM nên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TPHCM đã phát công điện số 9, yêu cầu các cơ quan ban, ngành triển khai ngay phương án phòng, tránh bão đổ bộ trực tiếp.

 

Mặc dù thời gian dự kiến bão số 11 đổ bộ là ngày 3/11 nhưng nhận định đây là cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh nên Ban chỉ huy Phòng tránh lụt bão TPHCM đã phát động ngay phương án này từ ngày 31/10.

 

Theo Bản tin dự báo diễn biến thủy triều của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ thì thời gian bão vào cũng trùng với thời điểm triều cường dâng cao; các hồ chứa nước trên thượng nguồn sông Sài Gòn, Đồng Nai cũng đã tích đầy nước, có khả năng sẽ xả lũ trong thời gian này. Do đó, nếu bão vào TPHCM thì TP sẽ đối mặt với tổ hợp bất lợi: mưa bão, triều cường và xả lũ.

 

Theo đó, địa bàn trọng tâm là huyện Cần Giờ phải chuẩn bị ngay các cơ sở để di dời dân xã đảo Thạnh An theo phương án định sẵn. BCH PCLB yêu cầu phải di dời dân vào địa điểm an toàn trước thời điểm bão đổ bộ 12 tiếng đồng hồ.

 

BCH PCLB TPHCM cũng lưu ý chính quyền các quận nội thành phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra kỹ các hệ thống: điện, kho tàng (vật tư, thiết bị, lương thực, hàng hóa…), thoát nước, thông tin liên lạc, nhà ở, chung cư, trạm, trại, chợ, cây xanh… để kịp thời có phương án đảm bảo an toàn khi bão vào.

 

Tùng Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

  Thanh Trầm

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »

CON BÚP BÊ VÀ NHÀNH HOA HỒNG

Posted by phanbachchau trên 29.10.2009

   Tôi không theo đạo đâu, nhưng muốn giới thiệu với độc giả của B&B thêm một bài nữa về tiếp cận tai nạn giao thông dưới con mắt của những người theo đạo. Liệu chúng ta có học được gì hay không? PGS. TS. Hoàng Xuân nhuận giới thiệu bàiviết  của Robert A. Schreiber). 

 

Con búp bê và nhành hoa hồng

TG chuyển ngữ (From: Lao gia Cali laogiacali@gmail.com)

Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn thiếu mà trước đó chưa kịp mua. Trời ơi, sao mà đông người như thế. Tôi bực bội tự nhủ thầm: “Cả đống người thế này thời bao giờ mới xong việc đây. Còn bao nhiêu nơi phải đi nữa chứ…!”
           Mỗi năm lễ Giáng Sinh tới quả thật là gây phiền nhiễu cho tôi vô cùng. Tôi nhiều khi nghĩ lẩn thẩn giá mình được nằm xuống ngủ một giấc dài cho ngon lành và chỉ tỉnh dậy khi ngày lễ đã trôi qua xong xuôi thì hay biết mấy.
          Tuy thế tôi vẫn phải chen chân vào khu bán đồ chơi. Tại đó nhìn thấy giá cả quá mắc tôi lại lầm bầm rủa thầm. “Không biết tại sao bọn con nít cứ phải chơi các thứ đồ chơi đắt tiền như vậy chứ!” Trong khi loanh quanh tìm kiếm tại khu này tôi bất ngờ nhận thấy một cậu bé chắc khoảng chừng 5 tuổi. Nó đang ôm một con búp bê trước ngực. Nó cứ lấy tay vuốt tóc con búp bê mãi. Nét mặt thật buồn bã. Tôi ngạc nhiên tự hỏi không biết nó muốn mua món đồ chơi này cho ai.
          Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.

Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.

Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”

Bà cụ đáp: “Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.

Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.

Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.

Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”

Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”

Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”

Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.

“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”

Tim tôi như muốn ngừng đập.

Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”

Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.

“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.

Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”

Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.

Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “Hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”

“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”.

Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.

Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”

Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “Tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”

“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”

“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”

Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.

Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.

Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.

Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.     

Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?

Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.

Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.

Tôi rời nơi đó, nước mắt lưng tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.

“Chỉ một chút thiếu cố gắng sẽ luôn là nguyên nhân gây tổn thất “.

Robert A. Schreiber

Posted in Văn hoá - văn nghệ | 4 Comments »

HẢI PHẬN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG – LS.TS. Phan Đăng Thanh

Posted by phanbachchau trên 29.10.2009

   Biển cả (High sea) còn gọi là biển quốc tế hay biển tự do hoặc công hải là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước ven biển. Người ta cũng thường gọi đó là “hải phận quốc tế”.
Nguồn: phapluattp.vn

Theo Điều 86 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, biển cả là “tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo (archipelagic state)”. Hiện nay ở biển Đông có hai quốc gia quần đảo là Indonesia và Philippines.

Khuynh hướng của các nước phát triển thường không tán thành việc thu hẹp biển cả để tạo điều kiện cho phạm vi hoạt động về mọi mặt của họ được tự do, rộng rãi. Trong khi đó, các nước có biển thì luôn đấu tranh đẩy biển cả ra xa hơn để hạn chế hoạt động của các nước phát triển.

Theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì ở vùng biển cả, tất cả các nước (quốc gia có biển hay không có biển) đều được hưởng quy chế tự do biển cả. Không quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình.

Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm dưới biển; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.

Tàu thuyền hoạt động trên biển cả đều phải mang cờ của quốc gia mà mình mang quốc tịch. Tàu thuyền của quốc gia nào thì thuộc quyền tài phán của quốc gia đó.

2. Phạm vi bên dưới biển cả (đáy đại dương) luật quốc tế gọi là Vùng (the Area). Vùng là đáy biển, đáy đại dương và lòng đất của chúng, ở ngoài thềm lục địa của các nước. Vùng và tài nguyên nằm dưới đáy biển cả và lòng đất dưới đáy biển cả, là di sản chung của nhân loại. Ở đó, không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay quyền chủ quyền đối với một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng.

Toàn thể loài người mà tổ chức Cơ quan quyền lực (the Authority) là người thay mặt, có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Việc thăm dò và khai thác tài nguyên của Vùng đều phải được thông qua Cơ quan quyền lực quốc tế ấy.

Tóm lại, tính theo thứ tự từ bờ biển đi ra thì nội thủy là vùng nước nằm trong đường cơ sở, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối (coi như đất liền); lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở, không quá 12 hải lý, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ nhưng không tuyệt đối (vì tàu thuyền nước khác có quyền qua lại không gây hại), hết lãnh hải là hết chủ quyền lãnh thổ của quốc gia ven biển.

Ra ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế (không quá 200 hải lý); dưới đáy vùng đặc quyền kinh tế là thềm lục địa (không quá 200 hải lý, có nơi mở rộng tới 350 hải lý). Ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển chỉ có một số quyền chủ quyền đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và quyền tài phán quốc gia…

Xa khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là hải phận quốc tế, biển tự do. Nói là “tự do” nhưng không phải “muốn làm gì thì làm” mà quốc gia nào muốn đến đó thăm dò, khai thác tài nguyên đều phải làm thủ tục với Cơ quan quyền lực – một tổ chức thay mặt cho cộng đồng quốc tế.

Posted in Biển & hải đảo VN | 2 Comments »

VINASHIN NỢ DÂY DƯA

Posted by phanbachchau trên 29.10.2009

    – Suốt mấy tháng qua, trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) thường xuyên có những người đến nằng nặc xin gặp lãnh đạo tập đoàn này để… đòi nợ. Nhiều chủ nợ khác có công văn lên tận Thủ tướng để nhờ can thiệp. Có chủ doanh nghiệp phá sản vì Vinashin không trả nợ. Nguồn: tuoitre.com.vn

 

Đoàn thương binh của Công ty TNHH Kiêm Dung (Hà Tĩnh) đến chờ đợi ở trụ sở Vinashin để đòi nợ – Ảnh: Công Minh

>> Cần một thiết chế giám sát các tập đoàn
>> Vinashin: tàu đóng mãi không xong
>> Công ty con không thể nhập hàng vì Vinashin nợ đọng hải quan
>> Tổng giám đốc Đầu tư Vinashin: “Chúng tôi vay thì phải trả”

Đơn kêu cứu tới Thủ tướng

Cuối năm 2007, chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình đã ký quyết định cho phép đầu tư dự án san lấp mặt bằng giai đoạn 1 của Khu kinh tế Hải Hà, dự kiến biến vùng đất giáp Móng Cái, Quảng Ninh thành một trung tâm kinh tế với các nhà máy đóng tàu, cán thép… Dự án này được giao cho Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân, do ông Tô Nguyên làm tổng giám đốc, giữ vai trò chủ đầu tư với cơ cấu vốn 1.000 tỉ đồng. Công ty cổ phần kinh doanh khai thác hạ tầng Vinashin – Hạ Long (gọi tắt là Vinashin – Hạ Long) là đơn vị trúng thầu.

Theo thông cáo mới nhất của Ngân hàng quốc tế Credit Suisse chi nhánh Hong Kong, năm 2007 ngân hàng này đã cho Vinashin vay nguồn vốn 600 triệu USD. Ngày 16-1-2008, chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình ký quyết định số 114/2008 điều chỉnh danh mục sử dụng vốn 600 triệu USD, theo đó sẽ dành cho dự án san lấp mặt bằng Khu kinh tế Hải Hà và làm đường công vụ Nhà máy đóng tàu Hải Hà 1.000 tỉ đồng theo quyết định về việc “điều chỉnh danh mục dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài 600 triệu USD của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân. Theo ông Nguyễn Thanh Cảnh – tổng giám đốc Vinashin – Hạ Long, lúc đó do có văn bản và được ông Tô Nguyên khẳng định sẽ không thiếu tiền nên ông đã quyết định thuê thêm chín doanh nghiệp khác để tham gia san lấp 5.000ha khu kinh tế. Hơn 3.000 công nhân đã bắt tay vào việc, tuy nhiên sau khi xong việc đòi mãi không được trả nợ. Trong đơn gửi Thủ tướng, ông Nguyễn Thanh Cảnh phải ngậm ngùi: “Chúng tôi đã bị đẩy đến chân tường, trước nguy cơ trở thành những “người cùng khổ” chỉ vì kiểu làm ăn của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân và Tập đoàn Vinashin”.

2 năm được đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng

Chính phủ đã dành 750 triệu USD vốn phát hành trái phiếu quốc tế cho Vinashin, 650 triệu USD cũng được Vinashin vay của ngân hàng Thụy Sĩ chi nhánh Hong Kong Credit Suisse. Như vậy, ít nhất trên 20.000 tỉ đồng đã được chuyển đến tay Vinashin trong vòng hai năm qua. Như trả lời Tuổi Trẻ về dự án FSO-5, ông Lê Lộc nói: “Nếu được giúp đỡ nữa chắc chắn chúng tôi sẽ vượt qua khó khăn”.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Đình Cung – viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Nhà nước không thể giúp mãi một tập đoàn. “Vì vậy một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đang gặp khó như Vinashin cần công khai. Nhà nước cũng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp công khai, minh bạch hóa hoạt động của mình. Các tập đoàn là sở hữu toàn dân nên các vấn đề của nó cũng không nên cho là bí mật” – ông Cung nói.

Trong đơn gửi Thủ tướng, ông Cảnh nêu rõ dù là một tập đoàn uy tín nhưng thực tế mười công ty tham gia dự án cho Vinashin đã phải gửi đến hàng trăm lần công văn đòi nợ, nhiều lần phải lặn lội về Hà Nội “phục kích” để gặp lãnh đạo Vinashin mới được thanh toán 36% giá trị công việc thực hiện. Đến cuối tháng 10-2009, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Cảnh cho biết Vinashin vẫn còn nợ ông và chín doanh nghiệp ông thuê số tiền lên tới 124 tỉ đồng (tính cả tiền lãi do quá hạn hợp đồng nay đã gần 160 tỉ đồng). Mặc dù Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu Vinashin giải quyết các khoản nợ với mười doanh nghiệp trong tháng 7-2009 nhưng “các lãnh đạo Vinashin chỉ hứa hẹn, không nói rõ bao giờ trả. Quá hạn tôi cố gọi điện nhưng cũng không ai chịu nghe máy” – ông Cảnh nói.

Do phải vay lãi suất ngân hàng năm 2008 với mức cao, Vinashin không trả nợ, theo ông Cảnh, nhiều doanh nghiệp đã phải bán nhà, trụ sở để trả nợ.

Đến tận trụ sở đòi nợ

Tại 172 Ngọc Khánh (Hà Nội), trụ sở của Vinashin, mấy tháng nay tập đoàn này thường xuyên phải tiếp những phái đoàn đến… đòi nợ. Nhóm ít thì 1-2 người, nhóm nhiều lên đến cả chục người. Đã có nhiều cảnh to tiếng xảy ra, thậm chí nhiều đoàn mời cả người thân là thương binh lên dọa nằm nghỉ ngay tại trụ sở Vinashin đến khi tập đoàn này chịu trả nợ.

Ngày 20-10, sau một ngày chờ đợi tại sảnh trụ sở Vinashin nhưng chưa được tiếp, chị Phạm Thị Thanh Tuyết – giám đốc Công ty TNHH Thắng Tuyết (Hải Phòng) – nói: “Chúng tôi đã lên đây mấy chục lần, lần nào cũng được hẹn sáng tiếp rồi hoãn tới chiều, chiều lại báo hoãn đến hôm sau. Xin gặp lãnh đạo tập đoàn thì nhân viên bảo vệ không cho lên, lễ tân báo điện thoại sếp không liên lạc được”. Chị Tuyết cho biết theo chủ trương đầu tư của Vinashin tại Khu công nghiệp Lai Vu (Hải Dương), công ty của chị đã cấp nhiều thiết bị xây dựng nhà xưởng cho công ty con của Vinashin là Công ty cổ phần xây dựng Vinashin, sau này trực tiếp là Công ty cổ phần xây dựng Vinashin số 3. Từ năm 2008, Công ty Thắng Tuyết liên tiếp đòi tiền nhưng không hề nhận được hồi âm. Đến trụ sở công ty cũng không gặp, “phục kích” cả tháng không thấy giám đốc lên công ty, chị Tuyết phải lên tập đoàn đòi. Tập đoàn gọi giám đốc công ty con lên nhưng cũng phải sau một năm đi lại ròng rã, đến tháng 7-2009 chị Tuyết mới đòi được 300 triệu trong tổng số 800 triệu đồng.

Tàu Hoa Sen 1.300 tỉ đồng đang “nằm ụ” trong vùng nước của Công ty TNHH đóng tàu Cam Ranh – Ảnh: Lê Nam

Trong nhiều đoàn đến Vinashin có “đoàn quân” của ông Cao Xuân Kiêm, đa số là thương binh. Chính ông Kiêm cũng là thương binh nhưng vẫn phải lặn lội không ít lần từ Hà Tĩnh tới trụ sở Vinashin để đòi nợ. Theo ông Kiêm, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Kiêm Dung của ông do trại thương binh số 4 của Hà Tĩnh lập ra, có nhiều anh em thương binh góp vốn. Khi Vinashin có chủ trương đầu tư, trực tiếp là Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, bắt đầu thực hiện dự án nhà máy đóng tàu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Công ty Kiêm Dung ký được hợp đồng san lấp mặt bằng. “Chúng tôi không có nhiều tiền, phải gán sổ đỏ, vay mượn để làm cho Vinashin”. Thế nhưng sau khi hoàn thành dự án vào năm 2007, đến nay Vinashin vẫn nợ công ty 10 tỉ đồng. Hàng trăm lần lên đòi chủ đầu tư, hàng chục lần lên tập đoàn đòi không được. “Vinashin nói khủng hoảng, khó khăn chung nên không trả được nợ. Chúng tôi là công ty nhỏ, còn khó khăn hơn” – ông Kiêm giãi bày.

Địa phương cũng bức xúc

Chuyện nợ nần của Vinashin đã khiến ít nhất một UBND tỉnh phải đứng ra giải quyết, tìm cách giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp tỉnh mình. Đó là UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 18-6-2009, tại cuộc họp giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo Vinashin về việc triển khai dự án Khu kinh tế Hải Hà, vấn đề “nóng” là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân thuộc Vinashin dây dưa nợ 150 tỉ đồng, đẩy hàng ngàn lao động và mười doanh nghiệp ở Quảng Ninh vào cảnh lao đao. Tại đây, theo ông Lê Lộc – tổng giám đốc đầu tư Vinashin, giải pháp tốt nhất hiện nay là các nhà thầu cần “tạo điều kiện” cho các đoàn của tập đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra lại dự án san lấp mặt bằng. Ông Nguyễn Thanh Cảnh rất bức xúc trước cách đề xuất này: “Sau 17 tháng đòi nợ không thành, 14 lần gửi công văn tới lãnh đạo tập đoàn nhưng không được trả nợ, giờ tập đoàn đòi thanh tra một dự án đã nghiệm thu là vô lý, đây chỉ là “thủ đoạn” tiếp tục dây dưa nợ”.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, một lãnh đạo cao nhất của tỉnh Quảng Ninh đã cho biết tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh vào cuộc. Vinashin đã công nhận nợ thì phải tính toán để trả nợ, không nên đưa thêm các thủ tục phiền hà. Nếu Vinashin tiếp tục dây dưa thì đưa vụ việc ra tòa.

CẦM VĂN KÌNH

=====================================================================

Ý kiến bạn đọc

* Tại sao trong khi Vinashin “nợ chúa chổm” như vậy mà vẫn “ung dung” đầu tư lãng phí như vụ chiếc tàu Hoa Sen 1.300 tỉ đồng cứ “nằm ụ”? Và liệu còn bao nhiêu khoản đầu tư lãng phí khác chưa được báo chí nêu ra ở đây?

Tôi mong vấn đề nghịch lý này cần được làm rõ.

HÀ HUY HOÀNG

* Các tập đoàn là sở hữu toàn dân, tiền kinh doanh của nó cũng là tiền của dân, cho nên mọi khó khăn, công nợ (hay thành công) của nó cần được công khai. Thế nhưng từ trước đến nay các hoạt động kinh doanh của Vinashin “kín như bưng”, bây giờ lộ ra mới thấy có dự án lãng phí, công nợ đầy mình.

Theo tôi, nếu ngay từ đầu mọi hoạt động kinh doanh của Vinashin công khai thì không đến nỗi dẫn đến kết quả nợ nần như vậy. 

Ý NHI (Hải Phòng)

Posted in Tin tức & sự kiện | Leave a Comment »